Ngành giấy có bước phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng bình quân 11% vào giai đoạn 2000-2007 và 16% giai đoạn 2007 – 1016. Hiện nay, ngành giấy có hơn 300 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 20 doanh nghiệp quy mô sản xuất từ 100 nghìn tấn/năm, còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Được nhận định là ngành công nghiệp có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua nhưng ngành giấy đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như chính sách quản lý, sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường nội địa và xuất khẩu, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao và sự phát triển mạnh mẽ của tuyền thông kỹ thuật số dẫn tới sự sụt giảm đối với nhu cầu sử dụng giấy.
Đây là nhận định chung của hầu hết các chuyên gia, các doanh nghiệp tham dự tại hội thảo "Giải pháp chính sách phát triển bền vững ngành giấy tại Việt Nam", do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 16/10, tại Hà Nội.
Nhiều tiềm năng phát triển
Ở Việt Nam, ngành công nghiệp giấy đang tăng trưởng mạnh mẽ thông qua việc các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ tiên tiến, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đặc biệt xu hướng sử dụng các loạt vật liệu xanh – sạch trong cuộc sống đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng đối với các loại vật liệu có nguồn gốc từ giấy.
Ngành giấy có bước phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng bình quân 11% vào giai đoạn 2000-2007 và 16% giai đoạn 2007 – 1016. Hiện nay, ngành giấy có hơn 300 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 20 doanh nghiệp quy mô sản xuất từ 100 nghìn tấn/năm, còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù có thể sản xuất, song hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 2 triệu tấn giấy cho nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng và sản xuất.
Riêng đối với giấy bao gì cho sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có mức tăng trưởng rất lớn, vì vậy, việc tăng năng lực sản xuất đối với giấy bao bì còn nhiều tiềm năng để phát triển. Đây là sản phẩm phụ trợ cho các ngành khác, đặc biệt là đối với các ngành có tỉ trọng xuất khẩu cao.
Đặc biệt, giấy tái chế là nguyên liệu đầu vào trọng yếu trong ngành công nghiệp tái chế, một ngành có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Việc tái sử dụng phế liệu giấy làm nguyên liệu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội.
Tối ưu hóa nguồn nguyên liệu giấy tái chế
Tuy nhiên, hiện nguồn cung giấy phế liệu trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn nhằm phục vụ cho sản xuất trong nước. Theo ước tính sơ bộ, tỷ lệ thu gom giấy tại Việt Nam chỉ đạt dưới ngưỡng trung bình thế giới, khoảng 40% trước khi đưa vào phân loại và xử lý.
Ông Phan Chí Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) cho biết, 70% sản lượng giấy của Việt Nam sản xuất từ nguyên liệu giấy phế liệu; trong đó chỉ gần 40% được thu gom trong nước, còn lại phải nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp tái chế giấy chuyên nghiệp, có năng lực tái chế tốt như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, họ rất cần nguồn nguyên liệu giấy và rõ ràng nhập khẩu là một giải pháp bắt buộc trong bối cảnh trong nước không đủ nguyên liệu sản xuất.
Trao đổi tại hội thảo về dự thảo sửa đổi Quyết định 73/2014/QĐ-TTg quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam, đa phần ý kiến đều ghi nhận việc siết chặt quản lý phế liệu này là cần thiết khi có một số doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở trong quản lý nhập khẩu phế liệu cho sản xuất để nhập “rác” vào Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, nhiều nhóm phế liệu giấy hỗn hợp vẫn là nguyên liệu sản xuất quan trọng của các ngành công nghiệp tái chế nhưng có khả năng bị đưa ra khỏi danh mục được phép nhập khẩu trong tương lai gần, dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp.
Ông Phạm Đình Thưởng, chuyên gia phân tích chính sách nhận định, nếu loại bỏ nguồn nguyên liệu tái chế này chắc chắn sẽ khiến các doanh nghiệp giấy lao đao, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn ngành giấy. Mặt khác, việc Chính phủ siết chặt quản lý đột ngột khiến doanh nghiệp lâm vào thế bị động. Nhà máy cần vận hành hàng ngày nhưng nguyên liệu cần lại không thể đến, khiến hoạt động sản xuất đình trệ. Việc này cũng sẽ gây ra những phản ứng dây chuyền đến một chuỗi các ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp bao bì, ngành công nghiệp xuất khẩu...
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) cho rằng, Việt Nam cần tham khảo chính sách quản lý nhập khẩu giấy phế liệu của các nước khác, đối chiếu với tình hình phát triển kinh tế và nhu cầu tại Việt Nam để đưa ra được chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc các cơ quan Nhà nước có liên quan tham vấn các doanh nghiệp để có quan điểm khách quan hơn nhằm dần hình thành và hoàn thiện khung khổ pháp lý này là hoàn toàn cần thiết.
Cũng tại hội thảo, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đầu ngành giấy kiến nghị về việc cần sớm xây dựng quy phạm pháp luật hướng tới mục tiêu tạo điều kiện cho ngành giấy phát triển, nhưng đồng thời vẫn quản lý hiệu quả. Bên cạnh đó, cần tính toán cân đối với sự phát triển kinh tế trong thời điểm hiện tại của Việt Nam để đưa ra định hướng chính sách phù hợp, đặc biệt là cân nhắc lộ trình áp dụng chính sách. Các đề xuất, kiến nghị đưa ra đều hướng tới mục tiêu tạo điều kiện cho ngành giấy phát triển nhưng đồng thời vẫn quản lý hiệu quả. Về phía các doanh nghiệp giấy, môi trường vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu trong phương thức sản xuất và xả thải, giữ vững tiêu chí sẵn sàng phối hợp cùng Chính phủ, đóng góp kiến thức khoa học kỹ thuật để tăng chất lượng sản phẩm, đảm bảo xử lý môi trường và góp phần phát triển kinh tế.
Nguồn: Nguyễn Hường - Hoàng Lan/Báo Công thương điện tử
Được nhận định là ngành công nghiệp có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua nhưng ngành giấy đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như chính sách quản lý, sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường nội địa và xuất khẩu, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao và sự phát triển mạnh mẽ của tuyền thông kỹ thuật số dẫn tới sự sụt giảm đối với nhu cầu sử dụng giấy.
=> Giấy Cắt Rập - Giấy ngành may
=> Giấy trải vải, giấy lót bàn cắt
=> Giấy Sơ Đồ, Giấy Vẽ Sơ Đồ Vi Tính
=> Giấy đục lỗ - Giấy sơ đồ đục lỗ
=> Giấy sơ đồ vàng
=> Giấy sơ đồ trắng
Đây là nhận định chung của hầu hết các chuyên gia, các doanh nghiệp tham dự tại hội thảo "Giải pháp chính sách phát triển bền vững ngành giấy tại Việt Nam", do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 16/10, tại Hà Nội.
Nhiều tiềm năng phát triển
Ở Việt Nam, ngành công nghiệp giấy đang tăng trưởng mạnh mẽ thông qua việc các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ tiên tiến, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đặc biệt xu hướng sử dụng các loạt vật liệu xanh – sạch trong cuộc sống đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng đối với các loại vật liệu có nguồn gốc từ giấy.
Ngành giấy có bước phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng bình quân 11% vào giai đoạn 2000-2007 và 16% giai đoạn 2007 – 1016. Hiện nay, ngành giấy có hơn 300 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 20 doanh nghiệp quy mô sản xuất từ 100 nghìn tấn/năm, còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù có thể sản xuất, song hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 2 triệu tấn giấy cho nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng và sản xuất.
Riêng đối với giấy bao gì cho sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có mức tăng trưởng rất lớn, vì vậy, việc tăng năng lực sản xuất đối với giấy bao bì còn nhiều tiềm năng để phát triển. Đây là sản phẩm phụ trợ cho các ngành khác, đặc biệt là đối với các ngành có tỉ trọng xuất khẩu cao.
Đặc biệt, giấy tái chế là nguyên liệu đầu vào trọng yếu trong ngành công nghiệp tái chế, một ngành có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Việc tái sử dụng phế liệu giấy làm nguyên liệu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội.
Tối ưu hóa nguồn nguyên liệu giấy tái chế
Tuy nhiên, hiện nguồn cung giấy phế liệu trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn nhằm phục vụ cho sản xuất trong nước. Theo ước tính sơ bộ, tỷ lệ thu gom giấy tại Việt Nam chỉ đạt dưới ngưỡng trung bình thế giới, khoảng 40% trước khi đưa vào phân loại và xử lý.
Ông Phan Chí Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) cho biết, 70% sản lượng giấy của Việt Nam sản xuất từ nguyên liệu giấy phế liệu; trong đó chỉ gần 40% được thu gom trong nước, còn lại phải nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp tái chế giấy chuyên nghiệp, có năng lực tái chế tốt như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, họ rất cần nguồn nguyên liệu giấy và rõ ràng nhập khẩu là một giải pháp bắt buộc trong bối cảnh trong nước không đủ nguyên liệu sản xuất.
Trao đổi tại hội thảo về dự thảo sửa đổi Quyết định 73/2014/QĐ-TTg quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam, đa phần ý kiến đều ghi nhận việc siết chặt quản lý phế liệu này là cần thiết khi có một số doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở trong quản lý nhập khẩu phế liệu cho sản xuất để nhập “rác” vào Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, nhiều nhóm phế liệu giấy hỗn hợp vẫn là nguyên liệu sản xuất quan trọng của các ngành công nghiệp tái chế nhưng có khả năng bị đưa ra khỏi danh mục được phép nhập khẩu trong tương lai gần, dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp.
Ông Phạm Đình Thưởng, chuyên gia phân tích chính sách nhận định, nếu loại bỏ nguồn nguyên liệu tái chế này chắc chắn sẽ khiến các doanh nghiệp giấy lao đao, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn ngành giấy. Mặt khác, việc Chính phủ siết chặt quản lý đột ngột khiến doanh nghiệp lâm vào thế bị động. Nhà máy cần vận hành hàng ngày nhưng nguyên liệu cần lại không thể đến, khiến hoạt động sản xuất đình trệ. Việc này cũng sẽ gây ra những phản ứng dây chuyền đến một chuỗi các ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp bao bì, ngành công nghiệp xuất khẩu...
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) cho rằng, Việt Nam cần tham khảo chính sách quản lý nhập khẩu giấy phế liệu của các nước khác, đối chiếu với tình hình phát triển kinh tế và nhu cầu tại Việt Nam để đưa ra được chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc các cơ quan Nhà nước có liên quan tham vấn các doanh nghiệp để có quan điểm khách quan hơn nhằm dần hình thành và hoàn thiện khung khổ pháp lý này là hoàn toàn cần thiết.
Cũng tại hội thảo, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đầu ngành giấy kiến nghị về việc cần sớm xây dựng quy phạm pháp luật hướng tới mục tiêu tạo điều kiện cho ngành giấy phát triển, nhưng đồng thời vẫn quản lý hiệu quả. Bên cạnh đó, cần tính toán cân đối với sự phát triển kinh tế trong thời điểm hiện tại của Việt Nam để đưa ra định hướng chính sách phù hợp, đặc biệt là cân nhắc lộ trình áp dụng chính sách. Các đề xuất, kiến nghị đưa ra đều hướng tới mục tiêu tạo điều kiện cho ngành giấy phát triển nhưng đồng thời vẫn quản lý hiệu quả. Về phía các doanh nghiệp giấy, môi trường vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu trong phương thức sản xuất và xả thải, giữ vững tiêu chí sẵn sàng phối hợp cùng Chính phủ, đóng góp kiến thức khoa học kỹ thuật để tăng chất lượng sản phẩm, đảm bảo xử lý môi trường và góp phần phát triển kinh tế.
Nguồn: Nguyễn Hường - Hoàng Lan/Báo Công thương điện tử
Nhận xét
Đăng nhận xét